Trung Quốc du ký ( phần 01 ).
Có thể là cảm nhận chủ quan, hoặc hời hợt của người cởi
ngựa xem hoa, nên chưa thấy hết tất cả những tinh hoa của một đất
nước có bề dày lịch sử đối với thế giới như nước Trung Hoa, nhưng
có một điều chắc chắn rằng đây là những suy nghĩ trung thực, không
méo mó, không thành kiến với người dân Trung Quốc và sự phát triển
của xứ sở này.....
- Cảm nhận đầu tiên :
Sau hơn mười giờ bay từ Hoa Kỳ, phi cơ chuyển tiếp tại phi
trường Nhật Bổn và cuối cùng lăn bánh trên đường bay Trung Quốc...Vừa
xuống phi cơ, một đợt gió lạnh đập vào mặt một cách không
khách khí, thì ra ở đây mùa này cũng lạnh không kém gì thành phố
Wichita, tiểu bang Kansas, nơi mới rời xa sáng ngày hôm qua .....Mọi
người được đưa lên xe bus để vào bên trong phi trường,, đang là mùa lễ
giáng sinh mà không khí nơi đây chả có gì là đón Noel cả, có lẽ cây
thông được trưng bày trong showroom cho du khách nước ngoài.Vào bên
trong, ta có thể nhìn thấy sự đầu tư cho phần trình diễn bộ mặt bên
ngoài mang tính hiện đại của một đất nước tự hào đang nhảy
vọt...Sạch sẽ, thông thoáng, qui mô, bề thế , đó là những gì du
khách được mục kích bên trong phi trường Bắc Kinh . Với mái trần hình
vòm, tượng trưng cho bầu trời , cao và được nâng đở bằng nhiều trụ
cột bọc thép không rĩ, trần màu sáng kim loại, cùng nhiều đèn tròn
gắn bên trên, biểu thị cho các vì sao trên bầu trời đêm.....
Có vài điều khác biệt mà du khách có thể thấy không
giống như ở trong nước mình :...Chẳng hạn, khác với người Mỹ, lúc
nào đi cũng có vẻ nhanh nhẹn, vội vã, thì ngược lại, ở đây dường
như mọi người đi thanh thản, và nhất là chuyện trò rất rôm rã, nói
lớn tiếng dường như đang nói chuyện trong sảnh đường của nhà họ,
không để ý người xung quanh, và sau một hồi chuyện vãn, họ sẵn sàng
chen vào chổ trống trước mặt mình, nếu có bị người đang xếp hàng
tỏ vẻ khó chịu, thì nhận được ngay cái nhìn kỳ lạ, tưởng như họ
đang thấy những người ngoài hành tinh mới vừa rớt xuống đất nước
Trung Hoa vĩ đại của mình, vì đây là...chuyện thường ngày ở huyện
mà.....Từ phi trường về khách sạn , dọc theo những xa lộ là nhiều
nhà cao tầng mọc san sát bên nhau như ở các thành phố bên Mỹ, ( sau
này mới được biết là các hảng du lịch phải chở du khách chạy trên
những tuyến đường này , theo nhà nước quy định, không được chạy qua
những khu dân cư có quang cảnh nghèo nàn, hoặc không hiện đại....) ,
thế đấy, Nhưng trên đường đi, qua khung kính cữa sổ xe bus, du khách
cũng kịp nhận thấy: sau những tòa nhà cao tầng thì tồn tại rất
nhiều căn nhà lụp xụp, mang dáng tạm bợ của dân nghèo...đối nghịch
hẵn với những ngôi nhà cao tầng kế bên......
Khi xe rời đường cao tốc tiến vào thành phố, thì quang
cảnh thật sự tồi tệ hiện ra cho những chung cư cao tầng ngự dọc hai
bên đường phố chính, đó là hình ảnh trên cửa sổ của mổi căn
hộ, mọc ra những cái máy lạnh nhỏ, bên dưới nhìn lên chẳng khác nào
các mụt cóc mọc đầy trên cánh chân....có nghĩa là những toà nhà cao
tầng này không có hệ thống điều hoà không khí, như vậy người trong
các nhà không gắn máy lạnh ở cửa sổ, có lẽ dùng quạt máy, hay
phành phạch trong tay những chiếc quạt giấy cho qua cơn nóng của thành
phố....nhìn qua thấy rõ sự lạc hậu trong sinh hoạt mà người dân đang
hưởng...Rồi cũng từ các cửa sổ từ trên những tầng lầu cao đến
xuống những tầng thấp bên dưới , ở mổi cửa sổ mọc ra những cây sào
dài , hoặc ngắn và những tấm ván , to nhỏ khác nhau, đưa ra bên ngoài
để phơi quẩn áo...Có nghĩa là không một nhà nào có máy giặt, máy
sấy quần áo như ở những nước tư bản chủ nghĩa đang dãy chết
kia....Thế đấy, đây là ở ngay tại thủ đô Bắc Kinh, là nơi
được chính quyền nhà nước đánh bóng với những thành tích tiến bộ
vượt bậc....Và nhìn lên, dọc hai bên đường, thì ôi thôi dây điện mắc
ngang dọc như thiên la địa võng , chằn chịt giống tơ nhện giăng khắp
ngã đường, chỉ khi vào bên trong thành phố thì quang cảnh mới mang vẽ
hiện đại đôi chút....
Và có một điều thật sự ngạc nhiên là các nước tiên
tiến trên thế giới đa số dùng khung nhôm , nhẹ, vững chắc để dùng
làm giàn giáo cho thợ xây dựng đứng làm việc cho an toàn, thì tại
thủ đô của trung quốc này lại dùng ...tre, các thân tre được cột lại
với nhau, và lót những tấm đan bằng tre, để công nhân đứng thao tác
xây dựng bên ngoài những nhà cao tầng, eo ơi, nhìn họ làm việc mà mình
muốn thót tim, tưởng như đang xem xiếc.. ..
Giàn giáo được làm bằng tre để công nhân
làm việc bên ngoài các nhà cao tầng
-Dân Sinh :
Tại những đường phố khắp nước Trung Quốc , du khách sẽ
được mục thị sở tại, tức là tận mắt nhìn thấy rỏ đời sống người
dân rất vất vã mưu sinh, như những nước nghèo khác trong khu vực, đây
đó hiện diện những người chạy xe gắn máy thuê, bên Việt Nam gọi là
xe ôm..., ( có lẽ do khách ngồi sau phải ôm lưng bác tài mổi khi xe
nhảy chồm lên khi qua những ổ gà trên đường cho ...khỏi té ).
Trên các đường phố , hoặc trong các con đường nhỏ của thủ đô Bắc Kinh
này, ta thấy hầu hết phương tiện đi lại của người dân ngoài các
tuyến xe bus ra thì đa phần mọi người dùng những chiếc xe gắn máy
sản xuất trong nước, gọi là xe nội địa, với hình dáng thô kệch, có
lẽ vừa túi tiền cho những người trung lưu, hay những người buôn bán
lẻ.
Ngoài những nhà cao tầng ở nơi trung tâm thành phố
được xây dựng theo quy hoạch đô thị hóa, thì còn nhiếu nhà cửa, hàng
quán ở một số con đường hình như người dân tự xây cất không theo một
thiết kế xây dựng nào, mang hình dáng cũ kỷ, có vẻ như muốn nói :
Chúng tôi đã, đang hiện diện và trường tồn tự bao đời nay ở
đây, đã từ bao nhiêu năm củ rồi...có nhiều cư dân bày bán vài ba nông
phẩm trước cửa nhà , hoặc có người khá hơn thì chở xe đến đậu một
nơi nào đó bên vỉa hè bán vội, có công an đến thì sập cửa xe xuống
, chạy sang nơi khác...
Những hình ảnh này được ghi lại từ hai thành phố
lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh – Thượng Hải, cho thấy ngoài những nơi
gọi là mặt mũi ra, thì hầu như không có vẻ gì là một đất nước
thật sự tiến bộ như ta tưởng, ở đây không dám so sánh với những
nước phát triển cao như Anh Pháp Mỹ,, mà chỉ có cái nhìn khái quát,
ngoài ra ta cũng thấy qua những bức ảnh trên, trong đó hiện diện
những chiếc xe đạp củ kỷ đến nổi : không thể tin được là chúng đang
tồn tại, và những chiếc xe ba bánh, đạp bằng chân, ở Việt Nam gọi
là xe ba gác, phương tiện mưu sinh của nhiều người, trong hình sau
ta thấy một người đàn ông đang vất vả loay hoay sửa chữa chiếc xe ba
gác củ của mình, trong cái lạnh run người của mùa đông, trên
đường kiếm sống, hoặc hình ảnh một người vá xe đạp bên lề đường,
ngồi trên chiếc rổ nhựa thay cho chiếc ghế thấp, với gia tài là
chiếc xe gắn máy củ kỷ được bao bọc cẩn thận bằng giấy ni lông, bên
chiếc tủ đựng dụng cụ xiêu vẹo, cùng một anh công nhân đang ngồi đợi
vá chiếc xe đạp cà tàng của mình, không hiểu cả hai đang nghĩ gì
trong đầu ở một buổi sáng mùa đông của những ngày cuối năm ....?
Mặc dầu chinh phủ không cho những người có vẻ nghèo
...hiện diện gần những khu du lịch, nhưng du khách thỉnh thoảng cũng
bắt gặp những gương mặt phờ phạc, ngơ ngác của những người lao động
nghèo, đôi khi trong ánh mắt họ hằn lên vài tia ganh tỵ và không mấy
thiện cảm với những người đi du lịch có vẻ thảnh thơi , trong khi họ
phải kiếm cái ăn từ trong những đống rác......
Cái điều thắc mắc lớn
nhất, là ở những thành phố lớn như Bắc, Nam Kinh , Thượng Hải
...v..v..nơi đâu ta cũng thấy ý thức văn minh của người dân rất kém ,
nếu không muốn nói là tệ hại, vì khắp nơi trên đường phố , bất kỳ
nơi đâu, nếu có thể thì người ta xử dụng ngay những gì cần giải
quyết, không cần biết có thẩm mỷ , hoặc khó nhìn hay không, như
chuyện quần áo đủ màu được phơi nhan nhản trên những hàng rào của
những cơ quan, hoặc công ty chính phủ ...v..v....là chuyện không hiếm
thấy tại trung quốc...
Nhưng dù sao đi nữa thì ở đâu cũng có kẻ giàu ,
người nghèo, ta chỉ mong chính phủ ở nước sở tại, có phần chăm lo
dân nhiều hơn là cố gắng phô trương cho thế giới những thành tích
không tưởng, trong khi dân trong nước thì chật vật với cuộc sống.
Đây chẳng qua là những hình ảnh trung thực ghi được trong
chuyến đi Trung Quốc vào dịp tết dương lịch năm 2012 , không dám có
lời bàn và có lẽ bây giờ tất cả đã tốt lên hơn nhiều ...? hay
là vẫn vậy....?
Kim Liên B Nguyển
No Comment
Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...