Bệnh dịch phong cùi thế kỷ 11
Tranh vẻ các thầy dòng đang cầu phước cho bệnh nhân |
Bệnh phong ( Leprocy ), hay là bệnh Hansen (được đặt theo tên ông Armauer Hansen, nhà bác học NaUy đã phát hiện ra vi khuẩn Mycobacterium Leprae, nguyên nhân gây bệnh, vào năm 1873 ), bệnh không có khả năng gây nhiểm cao, người bị nhiểm bịnh có khi mất đến 20 năm mới phát triển, bắt đầu bằng cách tổn thương dây thần kinh trên da, đưa đến nhiểm trùng lở loét. Bệnh phong xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 11, do các người tham gia Thập tự chinh mang đến từ Trung Đông.người bị bệnh thường bị khinh miệt, và bị coi là ô uế, tội lổi bị Chúa trời trừng phạt, và mổi người phải mang theo cái chuông, khi đi khua lên để mọi người nghe mà tránh xa.
Một người cùi với cái chuông-tranh vẻ năm 1425 |
Bệnh phong xuất hiện từ rất lâu trong sự tiến hóa loài người, trong lịch sử y khoa, bệnh phong được Hyppocrates mô tả từ năm 460 trước công nguyên, theo các nhà di truyền học ngày nay, thì căn cứ vào ADN tìm được trên những xương hóa thạch, thì cho rằng bệnh phong có nguổn gốc từ Đông Phi, hoặc Cận Đông, và theo đường di cư của con người, từ buôn bán nô lệ đến vận chuyển hàng hóa...Về sau, người ta quan niệm bệnh phong là hình phạt của thần thánh dành cho những người có tội, và người bị bệnh phong xem như là người chịu tội, được đưa dồn vào ở riêng một nơi, tạo thành những làng cùi, hoặc những tu viện được dành riêng cho những người mắc bệnh, người theo đạo Thiên Chúa cho rằng những người này gánh tội thay cho mọi người ,vào thế kỷ thứ 11 và 12 tại Anh mở rộng những nơi dành riêng cho người mắc bệnh phong., những ngôi làng dành cho người mắc bệnh phong chạy dọc theo các nhà thờ dòng tu, người bị bệnh được nhận vào phải tuyên khấn : khó nghèo, vâng lời, và khiết tịnh, ai vi phạm những nguyên tắc này sẽ bị đuổi ra khỏi cộng đổng.
Tranh trên kính tại nhà nguyện Trinity-Canterbury |
Bệnh phong trải dài trên khắp thế giới, người ta khám phá tại Ấn Độ từ 600 năm trước công nguyên đã có cuốn sách tôn giáo Atharva-Veda của đạo Hindu, đã đề cập đến phương pháp chữa trị bệnh phong, và các nhà khảo cổ có những bằng chứng cho rằng bệnh đã theo những người di cư gốc Phi lây lan qua Ấn Độ. Còn tại Trung Quốc người ta cũng tìm thấy bệnh phong có từ rất sớm trong thư tịch, năm 1975 các nhà khảo cổ tìm thấy tại làng Shuihudi, huyện Yunmeng, tỉnh Hồ Bắc, một văn bản viết trên ống tre, mô tả bệnh phong không chỉ phá hủy “ trụ mũi”, mà còn “ sưng mày, rụng tóc, hấp thụ sụn mũi, đau đầu gối, khủy tay, khó thở và gây hôn mê.....và người ta tìm thấy bệnh phong có mặt khắp châu Á, từ Indonesia, Nhật Bản, Iran...v..v..
|
Bệnh phong cũng được ghi chép vào thế kỷ thứ 4 tại nước Anh, và bùng phát vào năm 1050. Với những triệu chứng hoại tử tay chân, mù loà, xẹp mũi ...v..v..Sau trận dịch Black Death ( 1347-1350 ), Nỗi sợ hãi về lây nhiễm đã dẩn đến sự hạn chế và cô lập những người mắc bệnh phong cùi, trong những nhà không còn được xử dụng như St Mary Magdalen ở Ripon, và bệnh viện St Margaret và St Sepulcher ở Gloucester...
Ngày nay bệnh không phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế mạnh, nhưng vẫn còn tồn tại trong những nước nghèo lạc hậu, kinh tế người dân kém phát triển, đây cũng còn là một nổi âu lo cho các tổ chức y tế thế giới.....
Trận dịch Cocoliztli.
Tranh vẻ đoàn quân của Hernán Cortez vào bờ biển Aztest |
Thổ ngữ của người Aztect thuộc Mexico thì Cocciztli có nghĩa là đại dịch, đúng như vậy, đây đà trận đại dịch đã giết chết gẩn như toàn bộ thổ dân châu Mỹ trên vùng đất mới, do những người chinh phạt Tây ban Nha đầu tiên lên đảo như đoàn quân của Hernán Cortés cầm đầu, tấn công vào vùng người Aztest ( tức Mexico ngày nay ), gây nhiểm cho hầu hết dân bản địa, gây ra hàng triệu ca tử vong. Và cũng có thể nền văn minh Maya bị sụp đổ một phần cũng do dịch này gây ra, Người ta nghiên cứu thấy rằng dịch bùng phát thường sau những trận hạn hán, vì vệ sinh kém , cộng vào trình trạng thiếu nước đã là tác nhân nhiễm bệnh và lây lan. Dịch gây sốt xuất huyết, người ta ghi nhận tại Tây ban Nha vào cuối thế kỷ 15, người bị nhiểm sẽ bị sốt cao, nhức đầu dữ dội, chóng mặt, lưỡi đen, nước tiểu sậm màu, kiết lỵ, dau bụng, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu chân lông, Tử vong thường xuyên xảy ra trong vòng 3 đến 4 ngày. Thổ dân Azest không có những bệnh này từ trước, nên trong người không có kháng thể, do đó nhiểm bệnh có nghĩa là chết, vả lại họ chỉ biết chống chọi bệnh dịch bằng những cây lá hái trong rừng, cầu thần thánh mà thôi, nên số người sống sót gần như bằng không.
Bức tranh người Aztest vẻ cảnh họ chống dịch bằng cây lá rừng |
Những phát hiện gần đây tìm thấy chủng S paratyphi C gây bệnh thương hàn và sốt xuất huyết, trong một nghĩa trang tại Na Uy thế kỷ 13, Một phụ nữ trẻ có khả năng đã chết vì thương hàn , xuất huyết nôi tạng, là bằng chứng cho thấy mầm bệnh đẵ có mặt tại châu Âu hơn 300 trước khi dịch bệnh xãy ra ở Mexico.Có nghĩa là những con người của thế giới củ đã mang mầm bệnh đến thế giới mới bằng con đưởng tìm thuộc địa.
Dịch bệnh bùng phảt từ 1545 đến 1548 có khoảng tám trăm ngàn người chết tại thung lũng Mexico, lây lan đến các khu vực bản địa ngay sau giai đoạn bốn năm này, ước tính toàn bộ số người tử vong đã dao động từ 5 đến 15 triệu người, bíến nó thành một trong những trận dịch bệnh nguy hiểm nhất thời đại. Dịch bệnh đã xóa sổ dân Aztect, vì sự mất mát dân số. Việc thiếu lao động bản địa, dẫn đến trình trạng thiếu lương thực, ảnh hưởng đến người bản xứ và Tây ban Nha. Số ngưởi Azect chết vì dịch quá nhiều dẫn đến khoảng trống trong sở hữu đất đai, và thực dân Tây ban Nha đã khai thác khoảng trống này, hậu quả là danh từ New Spain ( Tây ban Nha mới) ra đời, đó cũng là Mexico ngày nay. Rồi một đợt bùng phát thứ hai của Cocociztli xảy ra vào năm 1570 và kéo dài đến khoảng năm1580 mặc dầu ít phá hủy hơn ( với 2 triệu người chết ), nhưng người ta ghi nhận rằng ngoài bệnh đậu mùa, dịch có thêm sốt vàng da, phó thương hàn....Tổng cộng có 13 lần dịch bệnh Cocociztli xảy ra trong thời gian từ 1545 đến 1642. Sau đó bùng phát vào năm 1736 với hình thức tương tự , nhưng được gọi với một cái tên khác ( Tiazahuati ).
Tranh vẻ người Azest bị bệnh đậu mùa |
Để nhìn thấy sự kinh khủng của dịch bệnh ta hảy nhìn lại. Rằng dân số người Azect lúc đó ước tính là 25 triệu người.. Năm 1519, khi người Tây ban Nha đến Mexico, mang mầm bệnh Salmanelta, thì một thế kỷ sau đó, xã hội Azect đã thu hẹp còn chỉ 1 triệu người...thật khủng khiếp.
( hết phần 2 )
Kim Liên B Nguyễn
Wichita, Kansas
Tham khảo :
https://en.wikipedia.org/
https://www.theatlantic.com/science/
https://www.historicalblindness.com/blogandpodcast
No Comment
Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...