Tác giả và tác phẩm ( 05 ) Kim Liên thị Nguyễn Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020 No Comment

 Xuất xứ nhạc phẩm  Nắng Chiều 





Từ những buổi bình minh của làng tân nhạc Việt Nam. Nhiều nhạc phẩm tiên phong , đă đặt những viên đá đầu tiên cho nền âm nhạc mới, và cũng để lại rất nhiều tình ca bất hủ cho đời, một trong những người đi tiên phong  đó phải kể đến nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, với những ca khúc “ Ngày mai trời lại sáng “, “ Chiều bên giáo đường “, “ Lá rơi bên thềm “, “ Sóng Đà giang “, “ Sao Đêm “ ....., nhưng trong đó bản nhạc đầu tiên Nắng Chiều viết theo thể điệu Bolero đã đưa tên tuổi người nhạc sĩ đến với mọi người, nói đến nhạc phẩm Nắng Chiều là nhớ đến nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và ngược lại.Với cung bậc tiết tấu theo cung trưởng trẻ trung, buổn mà không bi lụy, điều này rất hiếm trong thời kỳ đầu của dòng nhạc bolero và cho cả sau này. Nếu ai đã một lần ngồi trong gió nhẹ với không gian im vắng ngắm hoàng hôn buông,  thoáng nghĩ về một bóng hình, dưới màu nắng dần nhạt trong ánh tà dương, thì sẽ cảm nhận ca từ tuyệt vời trong Nắng chiều của người nhạc sỉ tài ba.....” mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi, nhớ em dịu hiền, nắng chiều ngừng trôi..” hai chử trôi kết hợp với cặp hình dung từ lướt thướt vẽ cho ta thấy đám mây như dãi lụa kéo dài trên đỉnh đồi nơi xa trong ánh nắng chiều vương, khung cảnh tỉnh lặng nhẹ nhàng đó làm người lữ thứ một thoáng nhớ về hình bóng dịu hiền của người thương, và dường như đồng cảm, nắng cũng bâng khuâng dừng lại,  tiếc nuối bóng chiều trong ánh hoàng hôn.....



Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn


Sau cái đêm Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, có một gia đình công chức miển Nam từ Quy Nhơn về Hội An tạm trú, nhằm lúc chàng trai Lê Trọng Nguyễn cũng mới về nhà , chàng rung động trước vẽ đẹp thuẩn khiết của nàng con gái trong  gia đình mới đến, tình yêu chớm nở nhưng lại bay xa vì sau đó không lâu, gia đình nàng đã rời khỏi Hội An, Qua một thời gian  anh cũng bỏ Hội An ra Huế, rồi một chiều của năm 1952, bên dòng sông An Cựu, chàng gặp một giai nhân đất Thần Kinh , nét đẹp cùng vóc dáng nhẹ nhàng bên hồ sen trong ánh nắng chiều, nhìn người lại nhớ bóng hình xưa, và nhạc phẩm Nắng Chiều từ trong tâm thức được buông ra nhẹ nhàng thanh thoát....” Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ...”, bài nhạc sau đó được ca sĩ Minh Trang hát trên đài phát thanh Huế và Sài Gòn đưa tâm tình của ngưởi nhạc sỹ đến với đông đảo người nghe nhạc khắp Trung – Nam.
Năm 1957, ban nhạc : Toho Geino ( Nhật Bản ) sang Việt Nam lưu diễn, họ chọn 12 nhạc phẩm nổi tiếng của Việt Nam để tập và sẽ hát giao lưu, và cô ca sỹ nổi tiếng  Midori Satsuki chọn hát bài “ Nắng Chiều “ , và cô đã được khán giả ở Hội Chợ Thị Nghẻ hoan hô nhiệt liệt, thích quá Midori Satsuki đã chuyển soạn bài nhạc sang tiếng Nhật và tiếng Anh, về sau đây là bài hát chính của cô trong những buổi trình diễn tại Tokyo – Nhật Bản, và từ cái duyên văn nghệ đó, chàng  nhạc sỹ và nàng  ca sỹ quen nhau, tình cảm thật đẹp khi cả hai bên nhau tại Việt Nam, mãi khi Midori Satsuki về nước cả hai vẫn thư từ qua lại nồng thắm, chỉ sau đó không may Midori Satsuki bị tai nạn, nàng tránh mặt, cắt đứt liên lạc với nhạc sỹ, để lại trong tim người một nỗi nhớ nhung triền miên, rất lâu về sau người nhạc sĩ vẫn còn mãi giữ một tấm giấy lụa trắng mà trong một lần nhận được của nàng gởi từ bên kia trời đông... 


Tắm hình ca cĩ Midori ký tặng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn



Năm 1960, cô ca sỹ người Đài Loan, tên Kỷ Lộ Hà, đến Đả Nẵng trình diễn và đã làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát bài : “ Nắng Chiều “ bằng tiếng Hoa do Thân Chi đặt lời (
Thân Chi là một tên tuổi lớn trong lãnh vực soạn nhạc và biên kịch của Đài Loan ),khi biết tác giả bài hát đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đã gặp để xin phép tác quyền, và trong lần gặp gở này nàng ca sỹ cũng bị rung động bởi nét hào hoa và lịch thiệp của người nhạc sỹ, nên sau này không những tìm cách viết thư cho chàng, mà còn tìm cách phổ biến bài hát qua đĩa nhựa 33 vòng, ra khắp vùng, nên tại Đài Loan , Hồng Kông, Thượng Hải, nhạc phẩm Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn được mọi người thưởng thức dưới tên tiếng Hoa là : “ Việt Nam tình ca.” ...được yêu thích trong nhiều thập niên, và được phong tặng là “ bản tình ca đẹp nhất năm 1970 “ tại Đài Loan, gần đây ca sỹ Đào Tô Dung của Đài Loan đã thể hiện lại ca khúc này, và cũng được rất nhiều thính giả yêu thích., Hiện nay đến các tiệm đĩa tại Đài Loan, Hồng Kông, Thượng Hải vẫn có thể mua được ca khúc “ Nắng Chiều “ dưới tên : “ Việt Nam tình ca “ , do giọng ca vàng Phí Ngọc Thanh trình bày ( đây là ca sỹ có ảnh hưởng nhất Đải Loan năm 2009). Một tên tuổi khác là danh ca Hoàng Thanh Nguyên ông rất có ảnh hưởng đến lịch sữ nhạc Pop tiếng Hoa, cũng đã nhiều lần trình bày ca khúc này.....





Với sức ảnh hưởng danh tiếng của Thận Chi, đã làm cho ca khúc “ Nắng Chiều “ có mặt tại Thái Lan , với lời Thái  “ Pleng Ruk Talay Taii “ , và đa số cộng đồng người Khmer cũng không xa lạ với ca khúc này, “ Nắng Chiều “ cũng có tên tiếng Anh là Evening Sunshine do Satsuki Midori hát đầu thập niên 60.
Năm 1971 nhạc phẩm “ Nắng Chiều “ được làm ca khúc chính cho  phim cùng tên của  đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự tham gia diễn xuất của hai diễn viên nổi tiếng là Thanh Nga. Và Hùng Cường... 
Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn tên thật là Lê Trọng, sinh  ngày 01 tháng 05 năm 1926 , tại Điện Bàn, Quảng Nam, cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành, ông lấy họ mẹ ghép vào tên của mình để suốt đời không quên người mẹ cao cả  - thành tên là Lê Trọng Nguyễn....Vào tháng 3 năm 1983 ông đến Hoa Kỳ, định cư tại Rosemead, Los Angeles, và tại bệnh viện City of Hope, Rosemead, Los Angeles, Nắng Chiều đã ngừng trôi vào ngày 9/1/2004.....
Và để tưởng nhớ đến người nhạc sỹ tài hoa, xin được ghi lại nguyên bản nhạc phẩm “ Nắng Chiều “ bằng tiếng Việt , cùng bản dịch tiếng  Nhật và tiếng Hoa.

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều

Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa

Khi đến cuối thôn chân bước không hồn

Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy

Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh

Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm

Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương

 

Nay anh về qua sân nắng

Chạnh nhớ câu thề tim tái tê

Chẳng biết bây giờ

Người em gái duyên ghé về đâu

Nay anh về nương dâu úa

Giọng hát câu hò thôi hết đưa

Hình dáng yêu kiều

Kề hoa tím biết đâu mà tìm

 

Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà

Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"

Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi

Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...


Bản dịch tiếng Hoa

 

我又來到舊日海邊 

海風依舊吹皺海面

那樣熟悉那樣依戀 

只有舊日人兒不見

不敢來到舊日海邊 

海霞嬌豔湧著海面

那樣熟悉那樣依戀 

只有故人離去多年

 

往事一慕慕囘

到我眼前是夢景

令人常懷念的夢景

令人懷念

何日夢景能再

回到眼前

你又在我的身邊

無限情意纏綿

 

不敢來到舊日海邊 

海霞嬌豔湧著海面

那樣熟悉那樣依戀 

只有故人離去多年
 

Bản dịch tiếng Nhật : 

Suru sato ni kaishite
Kodo mo koro kana shimi
Higa kurite aru kita
Itsu demo nase kashi
Anata no suda tako
Koda zaka mede mitta
Anata no ashita to
Kani nimo omidate 
Kokoni modoreto kokoro ka itamete
Kano so o doko kae ni tsu desu
Kokoni ekaga iro kiro kitaeru
Doko nimo dokao nimakata
Kino sita suki da yo
Kana shi sona kaou toita
Samu kunari ki gatsuita
Ni shi nimo tomateru
 


Và cứ thế, tuy người nhạc sỹ đã ra đi, nhưng tiếng lòng vẫn mãi lưu lại với những ca tử cùng sự bềnh bồng trôi nỗi qua từng cung bậc, thanh âm mãi lưu ấn trong lòng người những âm cảm day dứt, nhẹ nhàng với một thoáng mênh mông.....




Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lúc Nắng Chiều 


 

Kim Liên B Nguyễn
Wichita, Kansas

Xin gởi đến các anh chị, và các bạn nhạc phẩm : “ Nắng Chiều “ của cố nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn, như một trân trọng đến người nhạc sỹ tài hoa, và có chút vui khi trong ta:..Nắng Chiều vẫn chưa ngừng trôi dù đang trong buổi chiều hoàng hôn như bây giờ....




Tham khảo

https://tranvankhe-tranquanghai.com/tag/xuat-xu-nhung-bai-nhac-viet-vang-bong-mot-thoi/
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-tinh-bi-thuong-cua-co-gai-nhat-ban-cung-nhac-si-le-trong-nguyen


 

Được viết bởi : Kim Liên B Nguyễn

Kim Liên B Nguyễn rất vui khi các bạn đến xem trang blog của mình, chúc các bạn mọi sự như ý nhé.

Theo dõi Liên @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment

Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...