Hồi hai : Chuyện bên lề đầu tiên :
..." Đi đêm ắt có ngày gặp ma ", một câu nói với nghĩa
bóng rằng : với người làm nhiều điều không tốt thì trước sau gì cũng gặp chuyện
và không thể che dấu được, ám chỉ người làm việc xấu không bị phát giác, ăn
quen làm hoài thì có ngày cũng bại lộ...Và rất có nhiều nghĩa bóng được hiểu
cho câu nói này tùy theo tình huống, nhưng nghĩa đen thì chỉ có một : đi đêm
nhiều, có ngày cũng sẽ gặp ...ma .
Thông thường những người bị bắt buộc phải thường xuyên đi đêm là
các bác lao công nghèo khổ phải làm những công việc mà ban ngày không thể tiện,
phải bắt đầu từ chiều và làm đến khuya, hay nhưng người nghèo nơi nông thôn
phải ra đồng bắt ếch, đặt nôm tìm cái ăn cho gia đình, lặn lội trong đêm, đa
phần họ đều là những người lớn tuổi, chứ trong nhóm thanh thiếu niên thì hầu
như không có ai phải đi hằng đêm ra khỏi nhà, nhất là giới nữ...
Ấy vậy mà có đấy, và lại là nhưng cô nữ sinh yêu kiều, duyên
dáng hằng đêm đều đặn đến trường để thu thập tri thức từ năm này qua năm khác
....
Bởi trước năm 1975, có hai loại trường : công lập và tư thục,
những học sinh xong bậc tiểu học, hết lớp năm phải qua một kỳ thi vào trường
công lập để học bậc trung học miễn phí, nếu giỏi, hoặc may mắn thỉ được vào
trường thì sẻ được học không tốn tiền, còn nếu rũi không thi đậu thì gia đình
phải tự bỏ tiền túi cho con đi học những trường tư thục, đến khi đi thi vào đại
học thì trường công và trường tư thể lệ thi cử cũng như nhau, không có gì khác
biệt .
Chẳng biết các tỉnh thành khác trong nước lúc ấy có hay không,
nhưng tại tỉnh Phú Yên, thì lại có hình thành một dạng trường nằm ở khoảng giữa
hai trường hợp, đó là trường bán công, dưới hình thức một nữa công lập, một nữa
tư thục, có nghĩa là học trong trường công nhưng lại phải đóng tiền, chỉ có
điều là chỉ đóng nữa giá học phí của trường tư, ý muốn giúp đở cho các gia đình
không đủ điều kiện cho con học ở các trường tư thục, và trường bán công ấy có
tên là Nguyễn Huệ đêm, để phân biệt với trường Nguyễn Huệ học vào ban ngày,
nhưng thật ra từ lớp tám đến lớp mười thì học sinh đến trường ban ngày bình
thường như các trường khác, chỉ đến đầu năm lớp mười một mới học vào ban đêm,
Kim Liên nguyên là học sinh trường trung học tư thục Bồ Đề từ lớp sáu đến lớp bảy,
nhưng sau đó theo học trường bán công này từ lớp tám đến tận lớp mười hai.
Mặc dầu trường cũng đào tạo nhiều học sinh xuất sắc, có người đã
vượt cấp thi đậu vào đại học, khóa thi IBM năm 1974, thậm chí sau năm 1975 có người đã trở thành nữ doanh nhân thành đạt nhất tỉnh, và tại hải ngoại cũng có một vài người đã và đang làm việc trong một vài cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ, nhưng trường bán công Nguyễn Huệ đêm thường ít được nhắc
đến, hoặc giả có đề cập thì cũng với cái nhìn là một trường không chính thức,
tập hợp những học sinh ...ngoại lệ, thậm chí khi ra nước ngoài, ở các kỳ đại
hội học sinh liên trường của tỉnh Phú Yên, không lúc nào trường trung học Bán
Công được nhắc đến, dù có nhiều người tham dự đại hội từ đầu, riêng bản thân Kim Liên thì chỉ tham dự từ kỳ đại hội lần thứ bảy được tổ chức tại Atlanta, qua sự
giới thiệu của một cô bạn cùng lớp. Nay sở dỉ " Trường Nguyễn Huệ đêm
" này được nhắc đến, chỉ vì câu chuyện sắp kể có liên quan đến chử "
đêm "định mệnh này.
Trường Nguyễn Huệ đêm tham dự diễn hành năm 1974 |
Như đã kể ở hồi một, khi về phòng, sau tiếng gỏ cửa, Kim Liên đã gặp lại một người của muôn năm củ, hai người vội ôm chầm lấy nhau trong nước mắt tao ngộ, đó là Thụy Khuê, một người bạn chung lớp ngày xưa .
Như ta đã biết mặc dầu hằng ngày đến lớp gặp mặt nhau, nhưng
thân thiết thì chỉ giới hạn trong từng nhóm một, tỉ dụ những bạn chung xóm hay
cùng đường vể thì tự nhiên chơi chung nhau, hoặc những người cùng sở thích thì
sẽ tự tìm đến liên kết lại để trao đổi những điều tâm đắc, còn những người cùng
hoàn cảnh sẻ hợp lại chơi chung với nhau , Kim Liên thuộc vào nhóm sau cùng,
gồm bốn người : Kim LIên , Diệp Thủy Tiên, Đổ Kim Anh, và Thái thùy Linh, tuy không
chung lối đi về, thậm chí còn nghịch đường đi nữa là khác, nhưng cả bốn trở
nên tâm đầu ý hợp vì ngồi chung bàn từ những năm đầu tiên của trung học, từ lớp
tám đến lớp mười hai .
Tuy Thụy Khuê không ở trong nhóm bốn người , nhưng cũng
xem như là rất thân, vì nhà cô nàng nằm phia sau trường Nguyễn Huệ, mà trong
sân lại có một cây xoài Cát rất sai trái nên là một nơi lý tưởng cho nhóm của Kim Liên tập trung lại với nhau vào những ngày nghỉ đột xuất
Mặc dầu đã hẹn gặp nhau từ trước, nhưng khi gặp mặt, hai người cũng không nén được xúc động, ôm chầm lấy nhau. Nhìn những vết chân chim ghi
dấu ấn thời gian bên khóe mắt, không hẹn mà cả hai đều buông một tiếng thở dài,
không nói ra nhưng tâm tư cùng nhớ về một chuyện buồn, khó quên và mang đầy vẻ
huyền bí khó tin ....Và ký ức lại tràn về trong nhung nhớ....
Kim Liên cùng các bạn học lớp 10 trên tháp Nhạn -Tuy Hòa |
Tuy Hòa ngày ấy là một thị xã nhỏ của Phú Yên, một tỉnh thuộc
duyên hải miền trung, hưởng khí hậu trong lành của đại dương, người dân mộc mạc
chất phát hiền hòa.
Sinh hoạt phố thị luôn bị nhắc nhở rằng chiến tranh đang kề cận
với từng hồi còi hú phát ra từ những xe cứu thương của quân đội với dấu hiệu
chử thập đỏ trong vòng tròn trắng, in trên những chiếc xe quân y bao bọc bằng
vải màu áo lính, màu xanh lá rừng, chúng như những chiếc xe mang chết chóc từ
chiến trường về thành phố, lao nhanh trên đường, những lúc như vậy người bên
đường thường dừng chân nhìn theo chiếc xe cứu thương đang chạy vội kia, với
những cặp mắt thất thần, vì không biết người nằm trong xe kia có phải là thân
nhân của mình hay không, bởi đó là thời kỳ chiến tranh đang vào hồi khốc liệt :
năm một chín bảy ba.
Bọn học sinh thời ấy chứng kiến cảnh đó mổi ngày, vì trường Nguyễn Huệ nằm gần cuối trục lộ giao thông chính của thị xã, con đường mang tên : đại lộ Trần Hưng Đạo. Đối diện với trường về phía bên kia đường có một trường tiểu học dành cho nam sinh, thường được gọi là trường nam, cách khoảng bảy trăm mét về hướng biển là nhà thương của tỉnh Phú Yên, cũng là bệnh viện lớn nhất tỉnh, hai bên lề đường được trồng hai hàng cây dương, đây là một loại cây thân mộc to cao, lá hình kim dạng sợi để tránh thoát nước cho lá, nên loại cây này sống được những nơi đất cát khô cằn, đứng xa nhìn lá rũ xuống như tóc của người con gái, nên còn được gọi là cây dương liễu. Trong tác phẩm Trống Mái của nhà văn Khái Hưng, thì gọi nó là cây phi lao, vì khi có gió, những cành cây với lá hình sợi lay động rít lên những âm thanh lao xao theo gió, trong phong thủy thì cho rằng đây lại là loại cây chứa nhiều âm khí, nên dể bị những thứ không sạch sẻ trú ngụ, do đó cấm kỵ không được trồng trước nhà.
Không biết chuyện ấy đúng hay không, nhưng có một điều chắc chắn
rằng người ta thấy nhiều hiện tượng lạ đã được chứng kiến trên đoạn đường
khoảng mấy trăm thước này, đó là cứ cách vài tháng hoặc vài tuần là có ít nhất
một tai nạn xe xảy ra, bằng cách đâm vào hàng cây dương ở hai bên đường, kết
quả là sau nhiều năm thì tất cả các cây dương trồng dọc theo hai lề đường đều
bị tróc vỏ, thậm chí có những cây bị tông mất gốc, và lạ một điều là các tài xế
đều tường thuật lại diển biến tai nạn xảy ra gần giống như nhau, là đang chạy
xe thì thấy có người băng qua đường, nên tài xế phải vừa thắng gấp và vừa bẻ
ngoặc tay lái để tránh, nên đâm vào lề đường.
Có lẻ vì vậy mà người ta thấy có một cái am nhỏ, được lập ra
phía đối diện với trường nam, khói nhang thắp liên tục, cũng có một hàng cột
điện được trồng dọc theo bên đường, mổi trụ đèn cách nhau khoảng năm mươi mét,
nhưng ánh sáng vàng vọt của đèn đường không đủ soi sáng qua bên lề đối diện,
nên con đường về đêm rất u ám đáng sợ, hầu như không ai dám đi bộ dọc theo
quảng này trong đêm, có chăng thỉnh thoảng là những chiếc xe quân y với dấu
hiệu chử thập đỏ chở những thương binh từ trận địa xuống nhà thương mà thôi.
Những chiếc xe quân y trước năm 1975 |
Cứ mổi chiều đi học, các nữ sinh thường rủ nhau vào
chợ, mua me, xoài, cốc, ổi bỏ vào cặp táp, để mang vô trường, đợi đến giờ ra
chơi cùng đem ra ăn, và rồi thói quen đi dạo chợ này bị phá vỡ, vì năm ấy trong
nhóm bốn người , thì đã có ba cô nàng có người yêu, chỉ trừ Kim Liên là vẫn cô đơn và thế là chỉ trừ
những ngày thường đi học cả nhóm đi về chung lối, nhưng đến cuối ngày
thứ sáu thì Kim Liên phải đi chậm phía sau, vì không muốn làm kỳ đà cản mũi cho
nhưng chuyện tình không suy tư của những người bạn của mình, đôi lúc cô đi cùng với các người bạn khác, nhưng phần lớn lại thích đi một mình.
Bên hông trường có một con đường nhỏ đi ra một xóm phía sau, bây
giờ là đường Chu văn An kéo dài, chứ vào thời ấy thì đó chỉ là con
đường mòn đi ra những đám ruộng phía sau trường, ở đó đa phần là những gia đình
nông dân tránh chiến tranh trên thôn quê tản cư xuống trú ngụ, cô bạn Thụy Khuê
của Kim Liên ở trong xóm này.
Cạnh con đường nhỏ ấy có một cô nhi viện phật giáo, do ni sư
Thích nữ Lưu Phương trông coi, thỉnh thoảng Kim Liên cũng vào đây để chơi cùng các
em, cổng viện luôn rộng mở, trước sân có tượng của Bồ Tát Quan Thế Âm tay cầm
bình nước cam lồ, đưa cặp mắt từ bi nhìn ra phía trước, hiên chùa được trang
trí một dãy bóng đèn hình trái ớt đủ màu, làm không gian về đêm mờ ảo, đượm vẻ
cô tịch.
Qua khỏi cô nhi viện một đoạn có một khúc đường ngắn từ ngoài
đường lớn đâm vào hình như tên đường là Trần cao Vân thì phải, cô chỉ nhớ trên
đoạn đường đó có quán chè Thạch, là nơi lý tưởng cho bọn học sinh vào
tán gẩu vì trong sân có nhiều cây to rất mát mẻ...
Hôm ấy như mọi đêm đi học về, khi qua khỏi hàng rào của trường,
Thụy Khuê rẻ vào con đường nhỏ giữa trường và cô nhi viện để về nhà, còn lại một mình, Kim Liên tiếp tục đếm bước.
Sơ đồ quanh trường Nguyễn Huệ nơi những sự kiện sẽ diển ra |
Là một người sống nội tâm, mặc cảm nghèo vì cha mẹ mất sớm, đã
hình thành một Kim Liên ít nói với lối sống khép kín , nên những lúc đi một
mình như đêm ấy cô thường cúi đầu đếm bước, hát nho nhỏ những bài ca ưa thích
trên đường về.
Khi đi qua khỏi cổng của cô nhi viện Phật Giáo một đoạn, bổng
dưng cô thấy thấp thoáng qua khóe mắt hình như có bóng người, có lẽ từ trong quán
chè đi ra thì phải, ngẩng nhìn lên thì ra đó là một nam nhân, mà là một người
lính thì đúng hơn, dáng anh trông còn rất trẻ, có lẽ chỉ lớn hơn Kim Liên vài tuổi,
mang trên ve áo một huy hiệu bằng đồng với hình một vòng tròn có gạch ngang bên dưới,
xác định đây là một sĩ quan cấp chuẩn úy, anh bận bộ đồ quân nhân còn mới, với
dáng dấp thư sinh hiền hậu, và hình như sau một phút ngần ngại, anh quyết định
băng qua đường hướng về phía Kim Liên đi tới, quá quen với cảnh các anh chàng sĩ
quan theo tán mấy cô nữ sinh trung học trong trường, Kim Liên định bụng như những lần
trước sẽ lầm lũi bước đi không trả lời bất cứ một câu nói tán tỉnh nào, đại
loại là : " Em học trường nào", " Anh có thể theo em một đoạn
đường hay không "..v.v, ..Nhưng không như cô nghĩ, người quân nhân tiến
đến trước mặt , còn cách khoảng hai mét thì dừng lại, hoảng quá Kim Liên nhìn
quanh, dự định trong đầu nếu có gì bất ổn thì sẽ chạy vội vào trong cô nhi
viện.
- Chợt một giọng nói nhẹ nhàng phát ra từ đối phương : " Em
có phải bạn học chung lớp với Thụy Khuê không ? " âm điệu trong giọng nói
có chút gì đó dường như xa vắng...
-" À thì ra anh này là người quen với Thụy Khuê ",
nghĩ vậy Kim Liên cũng thấy an tâm hơn, và đánh bạo trả lời : " Dạ, em học
trường Bán Công, có phải muốn anh hỏi bạn Thụy Khuê trong lớp em không ?"
Vừa nói cô vừa quan sát người đối diện và chờ nghe trả lời, đồng thời cố
gắng nhận diện gương mặt với sự tò mò vốn có, nhưng vì anh ta đứng quay lưng
với ngọn đèn đường, hơn nữa vầng trán cũng bị che khuất dưới chiếc mủ lính hình
lưỡi trai nên cuối cùng cô đành bất lực, không nhìn rỏ mặt.
" Xin nhờ em nói lại với Thụy Khuê rằng tôi là anh Tuấn,
thương em ấy rất nhiều, xin nhờ chuyển lời, cám ơn em nhiều lắm ", dứt lời
người quân nhân quay ngưởi, băng qua đường đi vào con hẻm nhỏ trước quán Thạch
và bóng anh từ từ lẩn vào trong bóng tối.
Lúc nhìn theo dáng lưng của anh ta, trong đầu Kim Liên mơ hồ không hiểu
mình đang nghĩ đến điều gì, cảm thấy hơi có chút lạ lùng : " Hay là hai
người này đang giận nhau ", cô thầm cho rằng đây chắc là bồ của Thụy Khuê, cô bạn của mình, nghĩ vậy rồi chậm rề rề cất bước, chợt cô nhìn thấy một vật gì màu trắng nơi anh chàng kia vừa rời đi, " chắc có lẽ của anh
ta, hay ai đó đi đường đánh rơi" ,Kim Liên thầm nghĩ và lại gần nhặt lên, thì ra đó là một tấm ảnh bán
thân của một thanh niên với nét mặt hiền hậu của một thư sinh.
- "Có lẽ là của anh ấy đánh rơi", nghĩ vậy cô kẹp tấm
hình vào tập vở, định bụng thứ hai vào lớp , sẽ đem đến đưa cho Thụy Khuê..
Huy hiệu chuẩn úy của quân đội VNCH |
Hai ngày cuối tuần qua mau, Kim Liên dự định hôm sau vào lớp sẽ trao lại tấm hình cùng lời nhắn của anh sĩ quan cho Thụy Khuê, nhưng cô bạn không đến lớp hôm ấy, sang thứ ba, Kim Liên cùng ba người bạn trong nhóm, dỉ nhiên là tất cả đã được nghe chuyện kể về anh chàng sĩ quan kia từ miệng của Kim Liên , nên cả bọn hóng chuyện muốn xuống nhà Thụy Khuê để ngóng thử xem anh chàng quân nhân kia có phải là người yêu của cô nàng hay không.
Nhưng khi đến con đường nhỏ đi ra phía sau trường để đến nhà Thụy Khuê, thì nghe có tiếng trống vang lên từng hồi, linh cảm có chuyện chẳng lành, cả nhóm bốn người không hẹn mà cùng một nổi lo, tự động rảo bước đi nhanh về phía trước..
Trong sân nhà Thụy Khuê có treo cái trống lớn, với một ngưới
đang đánh từng hồi mổi khi có ngưới vào nhà, trước sân có dựng những cây trụ
treo trên đó là những cờ phướng đủ màu, bốn người vội vả bước nhanh vào bên trong với
nổi lo lắng không dám nghĩ đến cho cô bạn hiền hậu ít nói của mình, cuối cùng
cũng thấy Thụy Khuê và mẹ đang quỳ trước một quan tài để giữa nhà, thì ra một
người thân của Khuê đã ra đi.
Nhóm Kim Liên tiến đến, cùng quay quanh cô bạn của mình, im lặng
không biết nói gì, chỉ nghe tiếng nức nở : " Anh hai, sao anh bỏ mẹ và
em... anh hai ..."
Thì ra người anh của Thụy Khuê qua đời, Kim Liên nắm tay bạn mình,
nước mắt cũng lưng tròng, đồng cảm với nổi mất mát của bạn mình, sau một hồi
ngồi cùng, cả bốn người đứng dậy để thấp nhang cho người đã khuất, khi nhìn
di ảnh đặt trên bàn thờ, Kim Liên ngẩn người ...
- " Đây không phải là người sĩ quan mà cô đã gặp hôm tối
thứ sáu tuần qua hay sao ", vừa nghĩ Kim Liên vừa rùng mình, mồ hôi lạnh toát
ra, run run cắm cây nhang vào bát hương, không dám nhìn vào di ảnh của người quá cố vì cảm giác như có ánh mắt đang nhìn chằm chằm vào mình.
Kim Liên rón rén quay lại ngồi bên Thụy Khuê và rồi không nén nổi cảm
xúc, ôm chầm lấy cô bạn, nói trong mơ hồ: " Anh Tuấn nói rằng ảnh thương
Thụy Khuê nhiều lắm, bạn nên giữ gìn sức khỏe "
- Nghe những lời này, Thụy Khuê giật mình nhìn vào mắt Kim Liên :
" Sao Liên biết anh Tuấn của mình ? " giọng nói đầy vẻ nghi hoặc .
Kim Liên run run lấy ra trong tập vở tấm hình đã nhặt được vào đêm
ấy, trước ánh mắt ngở ngàng của mấy người bạn, cô vội kéo Thụy Khuê ra trước
cổng giải thích, để tránh hiểu lầm rằng cô và anh Tuấn kia quen nhau từ trước.
Sau khi nghe thuật lại cuộc gặp gở của Kim Liên với anh của mình, Thụy
Khuê như lã người đi, và nói : " Anh Tuấn mất lúc chín giờ tối thứ sáu
tuần trước, tại bệnh viện ".
Một luồng khí lạnh chạy dọc thân người, Kim Liên rùng mình thầm nghĩ :
" Như vậy là mình đã gặp linh hồn anh Tuấn nữa giờ sau khi anh ấy mất
"...
Lúc ấy Thụy Khuê áp tấm hình của người anh thân yêu vào ngực và
nức nở, Kim Liên ôm chặt bạn mình và hai người cùng khóc.....
.................
Chuyện xãy ra lúc đó cả hai đang trong thời trung học,
sau mấy mươi năm xa cách bây giờ gặp lại mà vẫn còn nhớ như in, vì thời gian
qua đã quá lâu, nổi buồn mất anh đã trở thành kỷ niệm, nên chỉ một lúc sau hai
người bạn củ cũng về với thực tại, thế rồi mày một câu tao một câu, cứ vậy mà
thao thao bất tuyệt, nếu không có ông xã của Kim Liên ngồi bên nhắc nhở rằng gần đến giờ dự
buổi tiệc tiền đại hội, thì chắc cả hai tâm sự đến sáng, Thụy Khuê trao quà mà
ông xã của nàng gởi tặng cho Khanh chồng của Kim Liên , vì hai người ngày xưa là bạn rất
thân, vợ chồng Thụy Khuê định cư tại Na Uy, nay nghe vợ chồng Kim Liên đi dự đại hội
nên họ cố gắng qua tham gia, nhưng vào giờ chót ông xã của Thụy Khuê có việc không
qua được, nên cô nàng đành đi một mình.
Sau khi trao quà cho nhau, hai vợ chồng Kim Liên tiển Thụy Khuê ra
cửa, hẹn gặp nhau tại đại hội vào buổi tối ..
Đóng cửa lại, lúc quay vào trong Khanh nhẹ nhàng bóp khẻ vai vợ và im lặng vui vẻ vào phòng tắm, vặn nước điều chỉnh độ ấm của vòi sen để chuẩn bị nước cho Kim Liên vào tắm ...
Tuy không nói ra, nhưng Kim Liên biết ông xã mình đang nghĩ gì, vì với nụ
cười âm trầm kia, chắc chắn rằng kỷ niệm đẹp của bốn người họ đang từ từ
diển ra trong đầu anh như một cuốn phim quay chậm ...
Wichita , Kansas, USA
July/03,2021
No Comment
Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...