Xuất xứ nhạc phẩm : " Thôi "
Trước năm 1975 giới âm nhạc miền nam có những danh ca với chất giọng thiên phú đã chinh phuc, làm mê mẫn hàng triệu khán thính giả, và nữ ca sĩ Thanh thúy là một trong những danh ca đó, sở hữu giọng hát đặc biệt trầm buôn, cùng nét đẹp diệu hiền, ngưới nữ ca sĩ ấy đã đi vào lòng người hâm mộ với muôn vàn ưu ái nhất ....
Không những thế, giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ cũng có rất nhiều
người đã dành cho cô một tình cảm đặc biệt, vượt ra khỏi tình cảm bình thường,
Nhà thơ Nguyên Sa viết: "Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi
ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà
thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, cũng có những bài ca ngợi Thanh Thúy bởi vì nữ
ca sĩ này chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những
nhà văn, nhà thơ.
Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là
"Tiếng hát lúc 0 giờ".
Còn giáo sư Nguyễn Văn Trung thì gọi cô là "Tiếng hát liêu
trai", là tiếng hát có ma lực tưởng như đến từ một cõi hư vô nào đó, cuốn
hút khiến người nghe không thể cưỡng lại được.
Nhà văn Tuấn Huy gọi là "Tiếng sầu ru khuya".
Và trong giới ca nhạc cũng đã có nhiều nhạc phẩm được viết dành
riêng cho những sự kiện diễn ra quanh người ca sĩ như :
Trúc Phương:"Hình bóng cũ, "Lời ca nữ, "Mắt em
buồn:, "Tình yêu trong mắt một người", "Mắt chân dung để
lại"
Trịnh Công Sơn: "Ướt mi", "Thương một người"
Châu Kỳ: "Được tin em lấy chồng"
Hoàng Thi Thơ: "Lời hát tạ ơn", "Tôi yêu
Thúy"
Y Vân: "Thúy đã đi rồi" (Nguyễn Long đưa vào phim),
Nhật Ngân: "Lời tự tình"
Anh Bằng & Lê Dinh: "Phận tơ tằm", "Tiếng ca
u hoài", "Chuyện buồn của Thúy".
Minh Kỳ & Vũ Chương: "Tình đời".
Tôn Thất Lập: "Tiếng hát về khuya”
Ca sỹ Thanh Thúy |
Trong nghệ thuật , phần lớn người nghệ sĩ bày tỏ cảm xúc của
mình qua những tác phẩm nói lên tâm sự vui, buồn, thương, hận xãy ra trên chính
tâm tư của mình, người thi sĩ hay nhạc sĩ, đã gởi những lời tự tình qua ngòi
viết, diển tả những gấp khúc của cuộc tình, hoặc góp các mảnh vỡ tâm hồn vào
những nốt trầm của âm vực, diển đạt tâm tư của kẻ thầm bước sau lưng người, trên
quảng đường tình một chièu trong cô độc, với tâm sự của kẻ yêu đơn phương
...Một trong những người đó là thi sĩ Nguyễn Long, cũng là tài tử điện ảnh và
đạo diển tài hoa, ông đã nhiều lần bày tỏ tình yêu với người đẹp, kể cả ông đã
thực hiện cuốn phim " Thúy đã đi rồi " với ca khúc cùng tên của nhạc
sĩ Y Vân, nhưng dù bằng mọi cách vẫn không chiếm được trái tim của " Tiếng
hát Liêu Trai ", quá buồn thi sĩ Nguyễn Long trút hết tâm sự cùng những
mộng tưởng của người yêu đơn phương, trong bài thơ mang tên : Thôi...
"Thôi em đừng khóc nữa làm gì.
Kỷ niệm sầu ân tình củ xa xưa..."
Và cứ thế, nỗi sầu nhân lên, cho đến lúc những đợt sóng nhỏ cô
đơn cộng hưởng thành cơn sóng lớn dâng trào :
"Ôi...cuộc đời đầy phong ba giữa lòng người,
Lệ sầu chia ly, buồn tê tái....
Ly rượu này đầy thương đau tấm hình hài..
Thu man mác buồn, mùa thu ơi..."
Và nhạc sĩ Y Vân, cũng là người bạn thân của nhà thi sĩ, thông cảm tình yêu đơn phương của bạn mình, ông đã phổ nhạc bài thơ và thế là nhạc phẩm " Thôi " được ra đời, rồi thật bất ngờ bài nhạc đã trở nên rất nổi tiếng và được yêu mến cho đến tận ngày nay.
Nhạc sỹ Y Vân tác giả của nhạc phẩm Thôi |
Nhạc sĩ Y Vân có 2 đời
vợ và 8 người con. Ông mất vào ngày 28 tháng 11 năm 1992 (tức ngày 05 tháng 11
năm Nhâm Thân – âm lịch). Hưởng thọ 60 tuổi (đúng như dự đoán của ông trong bài
“60 Năm Cuộc Đời”)
Y Vân có nghĩa là “Yêu Vân”, tên của tiểu thư Tường Vân – người yêu đầu tiên của ông. Ông chọn tên này từ khi chuyện tình giữa ông và tiểu thư Tường Vân tan vỡ.
.........
Đạo diển cũng là thi sỹ đa tình : Nguyễn Long |
Thi sỹ , đạo diễn,Nguyễn Long tên thật là Nguyễn Ngọc Long, sinh ngày 2 tháng 3
năm 1934 tại thành phố Hải Phòng. Năm 1945 học sinh của trường Hoàng Diệu. Năm
1946 gia nhập Ban Văn Nghệ Thiếu Niên Hà Nội. 1947 Ban Thiếu Niên Tuyên Truyền
Chiến Khu 3.
Vào Sài Gòn năm 1949 và chính thức bước lên sân khấu kịch nghệ
và điện ảnh miền Nam Việt Nam năm 1955 và xuất hiện trong một số phim do VN,
Hoa Kỳ và Phi Luật Tân hỗn hợp thực hiện. Khởi sự viết kịch và chuyện phim từ
năm 1957 và đã đóng vai chính trong gần 70 vở kịch ngắn, dài trên sân khấu và
truyền hình VN.
Năm 1961 tự sản xuất, đạo diễn và đóng vai chính trong các bộ
phim nổi tiếng như Mưa Lạnh Hoàng Hôn, Nước Mắt Đêm Xuân, Thuý Đã Đi Rồi, Anh
Yêu Em, Hè 72 và OK, OK…! Tổng cộng 14 cuốn phim.
Kim Liên B Nguyễn
Wichita, Kansas .
Tham khảo :
https://dongnhacvang.com/ve-ca-khuc-thoi-cua-nhac-si-y-van-va-tai-tu-nguyen-long/
https://dotchuoinon.com/2016/06/10/tan-nhac-vn-tho-pho-nhac-thoi-nguyen-long-y-van/
https://nhacxua.vn/nguyen-long-duy-khanh-va-moi-tinh-si-don-phuong-voi-thanh-thuy/
No Comment
Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...