Tên các ngày trong tuần...
Một tuần lễ có 7 ngày là do người Babylon nghĩ ra, chính thức xuất hiện trong cuốn lịch của người La Mã vào năm 321 trước Công nguyên, dưới thời của Đế vương Constantine. Những người La Mã cổ đại đã đặt tên 7 ngày trong tuần theo tên các vị thần mà họ đặt tên cho các hành tinh.
Thú vị là trong tiếng Anh, không giống như các nước khác, đơn thuần chỉ dùng các thiên thể các vì sao trên trời để đặt tên cho ngày như các nước La Mã, Hy lạp và các nước Châu Âu cổ khác, mà bị ảnh hưởng đến từ các cuộc xâm chiếm của người Anglo-Saxon vào nước Anh từ những thể kỷ trước. Các bộ lạc Anglo-Saxon đến đây là một nhóm ngoại giáo thờ nhiều vị thần, với mỗi vị thần điều khiển một phần cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của họ, bao gồm gia đình, việc trồng trọt, thời tiết, và đặc biệt là chiến tranh và chết chóc!
Đội quân xâm chiếm nước Anh cổ : người Anglo-Saxon |
Trong thần thoại Bắc Âu, Sol và Mani là hai chị em, xuất hiện từ đầu khi thế giới hình thành. Sau khi các vị thần đã tạo ra bầu trời, Sol là một nữ thần có mái tóc bạch kim, đã lái cỗ xe Mặt trời của mình qua bầu trời để thắp sáng vũ trụ . Còn người em của Sol là Mani, Cỗ xe của Mani đã hướng dẫn đường đi của Mặt trăng, điều khiển quá trình xuất hiện và biến mất của nó. Rọi ánh sáng làm dịu trái đất ...
Woden ( còn gọi là thần Odin ) vị thần Chúa tể bầu trời, là vua của các vị thần cai quản vủ trụ. Ban đầu, Odin đưa cho nữ thần mặt trời Sol và thần mặt trăng Mani, hai người điều khiển hai cỗ xe thần kỳ để nhanh chóng băng qua bầu trời mỗi ngày một lần và do đó mang lại ánh sáng cho toàn thế giới. Điều mà Odin không lường trước được là hai vị thần rất dễ bị phân tâm. Mặt trời thích dành thời gian để ngắm những con sóng vỗ vào vách đá và thiên nhiên từ trên cao. Đối với mặt trăng, cô ấy thích xem những gì con người đang làm.
Tuy nhiên, hành động của họ đã có tác động lớn không chỉ đến các vị thần, mà còn cả con người. Không ai biết khi nào nên ngủ hay thức nữa vì mặt trời và mặt trăng không thể kiểm soát và ngày đêm hoàn toàn không cân bằng.
Sau khi biết được thần Odin tức giận, quyết định đe dọa Sol và Mani bằng cây giáo ma thuật của mình, nhưng biết rằng họ là những người duy nhất có thể làm công việc này, nên hai vị thần Mặt trời và Mặt trăng đã không coi trọng những lời đe dọa của thần Odin. Cuối cùng, Loki vị thần tượng trưng cho sự dối trá và gian xảo, đã tìm ra lời giải cho vấn đề, Loki đến gặp bầy sói Skoll và Hati, hai đứa con của thần sói Fenrir, để chúng đuổi theo mặt trời và mặt trăng. Và như một phần thưởng, chúng có thể nuốt chửng hai vị thần mặt trời và mặt trăng nếu bắt kịp họ.
Thần mặt trời Sol và thần mặt trăng Mani với hai con sói |
Skoll và Hati là hai trong số những sinh vật đáng sợ nhất trong thần thoại Bắc Âu. Chúng là hiện thân của sự hủy diệt và hỗn loạn, và việc chúng không ngừng theo đuổi mặt trời và mặt trăng đại diện cho sức mạnh không thể ngăn cản của tự nhiên. Những con sói khổng lồ này là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những sinh vật mạnh nhất cũng có thể bị hạ gục bởi thời gian trôi qua không ngừng.
Không lãng phí thời gian, hai con sói lên đường truy đuổi các vị thần Mặt trăng và Mặt trời, hai vị thần hoảng loạn khi nhìn thấy hai con sói dữ đang lao vào mình với tốc độ tối đa, họ lập tức lên đường như thường lệ và liên tục điều khiển hai cổ xe chạy thật nhanh để không cho hai con sói đuổi kịp. Skoll đuổi theo thần mặt trời Sol trên bầu trời, trong khi Hati đuổi theo thàn mặt trăng Mani. Hàng ngày, chúng cố gắng đến gần để bắt được con mồi, nhưng đêm nào chúng cũng thất bại Như vậy, chu kỳ ngày và đêm cuối cùng đã trở lại nhịp điệu bình thường của nó.
Theo truyền thuyết, vào cuối thời Ragnarök , hai con sói Skoll và Hati cuối cùng sẽ đón được mặt trời và mặt trăng và nuốt chửng chúng, đồng thời thế giới sẽ chìm vào một vũ trụ lạnh lẽo đến mức có thể đóng băng trái tim của con người và sinh vật trên thế giới địa cầu. Sẽ không còn ánh sáng trên trái đất, và đó là nơi bắt đầu của sự kết thúc. Tức là ngày Tận Thế ....
Hai con sói Skoll và Hati đuổi theo mặt trời và mặt trăng |
Chủ nhật - Sunday :
"tiếng Anh cổ gọi là Sunnandæg " (Sun's day - ngày mặt trời, thần thoại bắc Âu : Sól, Sol là "Sun" :
Là ngày của thần mặt trời Sol, vị nữ thần có mái tóc bạch kim ,lái cổ xe ngựa mặt trời rọi ánh sáng cho trái đất , phải chạy nhanh trong vủ trụ, để tránh sự đuổi bắt của con sói thần Skoll ...
Nữ thần mặt trời Sol đang phi ngựa , theo sau là sói Skoll |
Thứ Hai - Monday :
"tiếng Anh cổ gọi là Monandæg " (Moon's day - ngày của mặt trăng, thần thoại bắc Âu : Máni, Mani là "Moon"):
Ngày của thần mặt trăng , vị thần có tên là Mani, là em trai của nữ thần Mặt trời Sol, thần Mani có nhiệm vụ điều khiển cổ xe ngựa thần soi sáng ánh trăng êm dịu cho trần gian, và phải cố gắng chạy nhanh để tránh sự rượt đuổi của con sói thần hung dử mang tên là Hati, nếu không chạy nhanh thì sẽ bị con sói thần kia nuốt chửng , do đó nên có sự tuần hoàn của mặt trăng quanh trái đất ....
Thần mặt trăng Mani và cổ xe ngựa thần |
Thứ ba - Tuesday :
"tiếng Anh cổ gọi là Tiwesdæg " (Tiw's-day - ngày của thần chiến tranh và chiến đấu. Tiw, Tiu hay thần thoại bắc Âu : Tyr):
Ngày của thần Tyr, còn được gọi là thần bầu trời và được công nhận là người giỏi kiếm thuật nhất .
Có một con sói khổng lồ tên là Fenrir , là chúa của loài sói, được tiên tri rằng cuối cùng sẽ giết Odin, vua của các vị thần. Do đó các vị thần đã quyết định kiềm chế con quái vật trong khi nó vẫn đang lớn lên rất nhanh . Nhưng không có một xiềng xích nào có thể trói được con sói chúa Fenrir này, tất cả liên tục bị giật đứt , vì vậy các vị thần yêu cầu những người lùn sử dụng phép thuật của họ để tạo ra một sợi dây xích mỏng manh gọi là Gleipnir. Sợi dây được tạo ra từ một số yếu tố không thể và khó xảy ra, bao gồm tiếng mèo rơi, bộ râu của một người phụ nữ, rễ của một ngọn núi, gân gấu, hơi thở của cá và nước bọt của chim. Mặc dầu thấy sợi dây rất mảnh mai, không thể nào trói được mình nhưng con sói chúa nham hiểm Fenrir đã không để các vị thần trói mình bằng sợi dây Gleipnir mỏng manh này, trừ khi một trong số các vị thần thò tay vào miệng con sói, để làm tin. Chỉ có Tyr mới đủ dũng cảm để làm điều đó....Sau đó mặc dầu trói được sói chúa Fenrir và giết chết nó, nhưng trước khi chết con sói cũng đã cắn đứt cánh tay của thần Tyr, mặc dù chỉ có một tay thần Tyr cũng chiến đấu bất bại, thiên hạ vô địch, nổi tiếng vì danh dự, công lý và lòng dũng cảm của mình);
Tyr vị thần chiến tranh, dũng mảnh, và thiện chiến |
Thứ 4 - Wednesday :
"tiếng Anh cổ gọi là Wodnesdæg " (Woden's day - ngày của vị thần chúa tể :Woden (thần thoại bắc Âu : Odin):
Woden là tên của vị thần chúa tể của vũ trụ, có một mắt vì đánh đổi con mắt kia để lấy sự thông thái, và trí tuệ, vị thần này cũng gắn liền với chiến tranh, các chiến binh Anglo-Saxon luôn cầu nguyện thần Woden , để bảo vệ họ trên chiến trường. Đặc biệt, họ tin rằng ông có thể hướng dẫn họ cánh tay giáo, (vì giáo là vũ khí thiêng liêng của Woden);
Hình minh họa của vị thần được gọi là Odin trong thần thoại Bắc Âu. Giống như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp, Odin là vị thần chính. Hình ảnh ông đang ngồi trên một bục nâng cao, quấn một chiếc áo choàng, cầm một cây giáo, Gungnir trong tay. Một chiếc khăn mỏng đội trên đầu. Hai con sói của ông ta : Geri và Freki, được vẽ ở hai bên của sân ga. Hình ảnh đôi quạ của anh, Huginn và Muninn, một con trên vai và một con bay gần đó. Tên của vị thần được viết bằng chữ rune ở mặt trước của ngai vàng.
Thần Woden với con sói, hai con quạ cùng cây giáo dài |
Thứ năm - Thursday :
"tiếng Anh cổ gọi là Ðunresdæg " (Ngày của Thor - ngày của thần Ðunor thần thoại bắc Âu :Thunor ):
Thần Thunor là một trong những vị thần nổi tiếng nhất trong thần thoại Bắc Âu, Thần Thunor cũng được gọi là thần Thor, được nhiều người biết đến trong thần thoại là vị thần cầm búa gắn liền với sấm, chớp và khả năng sinh sản. Bùa hộ mệnh hình búa của ông đã được được tìm thấy trong nhiều ngôi mộ Anglo-Saxon);
Thần Thor với cây búa thần tạo sấm sét |
Thần Thor cũng là thần hộ mệnh cho mọi người |
Thứ sáu - Friday :
"tiếng Anh cổ gọi là Frigedæg " (Ngày của Frige ,thần thoại bắc Âu : Frigg) :
Ngày của nữ thần Frigg, vợ của Woden, là nữ thần tình yêu và được liên kết với tất cả những điều liên quan đến gia đình, hôn nhân và con cái. Được công nhận là mẹ của trái đất, người Anglo-Saxon sẽ trông đợi cô ấy để mang lại một mùa màng bội thu).
Nữ thần Frigg được ngựa thần kéo đi trên mây |
Nữ thần Frigg đang dệt mây |
Thứ bảy - Saturday :
"tiếng Anh cổ gọi là Sæternesdæg " (Ngày của thần Saturn) theo thần thoại La Mã :
Bắt nguồn từ chữ Latin “dies Saturni”, với nghĩa là ‘Day of Saturn’. Saturn vốn là tên vị thần của người La Mã (phiên bản Hy Lạp của ông là titan Cronus, cha của thần Zeus) chuyên trông coi chuyện trồng trọt, nông nghiệp được dùng để đặt tên cho sao Thổ. là tên của hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời. Saturn còn là vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người.)
Thần Saturn trông coi về nông nghiệp , trồng trọt |
Như vậy qua sự đặt tên bảy ngày trong tuần, người Anglo Saxon đã kể lại một phần huyền thoại của xứ sở bắc Âu cho người đời sau trong ngôn ngữ tiếng Anh, qua tên gọi của mổi ngày, thật là thú vị.....
Tham khảo :
https://etc.usf.edu/clipart/187900/187900/187900-woden-or-odin-germanic-and-norse.htm
https://www.historic-uk.com/CultureUK/Days-Of-The-Week/
https://www.quickanddirtytips.com/education/grammar/days-of-week-names
very helpful, thank
Trả lờiXóa