Cây cầu Shaharah của Yemen
Cây cầu được mệnh danh là "kỳ quặc" nhất thế giới này là cầu Shaharal, biểu tượng sự kiên cường của người Yemen. Cây cầu này được xây dựng giữa vách đá của hai ngọn núi, mặc dù hiện tại, việc xây dựng kiểu cầu này không phải là một vấn đề, đối với công nghệ xây dựng cầu tiên tiến hiện nay, đây là một vấn đề nhỏ, nhưng cây cầu này đã tồn tại hơn 400 năm trước, và vẫn nằm giữa các vách đá, vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi, chính xác thì nó được xây dựng như thế nào? Chính vì vậy, sự kỳ lạ của nó đã thu hút rất nhiều học giả đến nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai khám phá ra được bí ẩn của cây cầu được xây dựng từ 400 năm trước vẫn chưa có lời giải, mọi người ai đã nhìn thấy nó cũng sẽ bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Cầu Shaharah được xây dựng vào thế kỷ 17 ở Yemen và mặc dù ban đầu nó có thể trông giống như một cây cầu thông thường nhưng nó có một đặc điểm rất tuyệt vời. Cấu trúc được thiết kế để sụp đổ trong vài phút trong trường hợp giậc đến cố gắng xâm chiếm
Đặc điểm của cây cầu :
Cây cầu nằm ở dãy núi Ahnum ở phía tây bắc Yemen, thuộc tỉnh 'Amran, cách thủ đô Sana'a khoảng 87 dặm (140 km), Cây cầu băng hẻm núi sâu 300 foot (91 mét), Nó kết nối hai ngọn núi, Jabal al Emir và Jabal al Faish, Cây cầu dài 65 feet (20 mét) và rộng 9 feet (3 mét). Nó chủ yếu được làm từ đá vôi, một loại vật liệu dồi dào ở vùng núi.
Người ta không biết con người đã sống ở dãy núi Ahnum được bao nhiêu thế kỷ. Yemen là một trong những trung tâm văn minh lâu đời nhất trên thế giới , đất nước này đã đóng vai trò là cầu nối tự nhiên cho thương mại giữa các vương quốc Đông Phi và Trung Đông. vi dãy núi Jabal al Emir và Jabal al Faish cách nhau rất xa, nên dân làng muốn trao đổi hàng hóa hoặc gặp gỡ hàng xóm, họ sẽ phải leo xuống tận đáy hẻm núi bên này rồi lại phải vất vả lên lên núi phía bên kia. . Một số đoạn của cuộc hành trình đặc biệt nguy hiểm. Và ngay cả khi một người leo núi đủ táo bạo và nhanh nhẹn để thực hiện chuyến đi, thì việc mang về nhiều hàng hóa là điều gần như không thể.
Kết quả là, người dân sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự duy trì cuộc sống trong nhiều tháng mà không được bổ sung. Việc sử dụng các bể chứa nước để tưới cho các thửa ruộng bậc thang tỉ mỉ ngụ ý rằng người dân có đủ nước để sản xuất cây trồng và hỗ trợ chăn nuôi. Lượng đá vôi dồi dào được tìm thấy trên núi đã giúp xây dựng nên những bể chứa nước này
Cầu nối và bảo vệ Shaharah :
Vào những năm 1500, người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman xâm chiếm Yemen và tràn ngập Shaharah. Sau khi giành lại được tự do vào khoảng những năm 1600, thủ lĩnh của thành phố Shaharah là Al-Usta Saleh, đã ra lệnh xây dựng một cây cầu có thể bị phá hủy một cách nhanh nhất, trong trường hợp có một cuộc xâm lược từ bên ngoài vào . Ông ta thuê một kiến trúc sư tên là Salah al-Yaman. Cây cầu đó mất ba năm để xây dựng và tiêu tốn khoảng 100.000 Riyal Pháp (một số tiền lớn trong thế kỷ 17). Nó được xây dựng bằng các công cụ xây dựng truyền thống và vật liệu địa phương
“Không ai thực sự biết chính xác cây cầu được xây dựng như thế nào, đặc biệt vào thời điểm đó, nhưng một số truyền thuyết cố gắng đưa ra một số lời giải thích. Một câu chuyện kể rằng một số cây cầu được xây dựng bên dưới cây cầu lớn để giúp vận chuyển vật tư lên địa hình hiểm trở. Dấu tích của những cây cầu nhỏ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Một truyền thuyết khác giải thích rằng al-Yaman được cho là đã xây dựng cây cầu chỉ có mười mét [32,5 feet] và mười mét [32,5 feet] còn lại được cho là đã được hoàn thành bởi một người vô danh ở ngọn núi liền kề”. (Khalife, 2015).
Cây cầu đi bộ nối hai dãy núi ở điểm gần nhất, đó là Jabal al Emir và Jabal al Faish, dãy núi sau được đặt theo tên của bộ tộc Faish đóng vai trò then chốt trong việc hình thành vương quốc Sabean. Nó dài 20 mét (65 feet) và rộng 3 mét (9 feet) khiến nó trở thành điểm duy nhất có thể tiếp cận dễ dàng đến Shaharah. Nó lơ lửng ở độ cao 200 mét (656 feet) phía trên hẻm núi,
Hình ảnh của nó có thể được nhìn thấy trên đồng xu 10 Rial của Yemen, cho thấy tầm quan trọng của cấu trúc trong văn hóa Yemen - một biểu tượng của sự phản kháng.
Cây cầu là lối vào duy nhất của thị trấn Shaharah, nơi cũng có những bức tường kiên cố bao quanh. Nên Shaharaj được bảo vệ an toàn và không thể tiếp cận được , cho đến khi cuộc nội chiến những năm 1960 ở Yemen bùng ra, Shaharah mới bị thất thủ bởi những cuộc không kích từ trên cao
Khung cảnh cây cầu đá được bao quanh bởi những dãy núi cao như mây thật là không thể tin được. Không thể hiểu được việc xây dựng một cây cầu phức tạp như vậy mà chỉ với nguồn cung cấp địa phương và công trình xây dựng theo cách truyền thống. Người ta chắc chắn có thể hiểu được phản ứng tự hào của người dân Yemen đối với viên ngọc của mình bằng cách quan sát việc xây dựng những cây cầu ngày nay.
Bất chấp tình trạng ngày càng xấu đi của đất nước, người dân vẫn chiếm ưu thế trong thị trấn cùng các làng lân cận, và cây cầu vẫn được sử dụng hàng ngày để băng qua dãy núi này sang dãy núi khác. Thời gian trước chiến tranh khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm và trải nghiệm vẻ đẹp của kỳ tích phi thường này, đã trường tồn qua thử thách của thời gian.
Phong cảnh được cho là một trong những cảnh đẹp nhất ở bán đảo Ả Rập và tô điểm cho cây cầu Shaharah khiến nó trở thành một trong những báu vật được yêu thích nhất của đất nước đau khổ này.
Kim Liên B Nguyễn
Wichita, Kansas, USA
Nov/15/2023
Tham khảo :
https://www.ancient-origins.net/ancient-places-asia/how-prevent-invasion-build-bridge-shaharah-bridge-yemen-bridge-sighs-007654
https://medium.com/lessons-from-history/shaharah-the-remote-fortified-mountain-village-84cb3fd2cde4
No Comment
Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...