Tác giả tác phẩm ( 14 ) Kim Liên thị Nguyễn Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024 No Comment

Em ơi Hà Nội phố - Phú Quang, Phan Vũ






Một buổi chiều mùa đông của năm một chín tám lăm, nhà thơ Phan Vũ tình cờ cùng hai nhạc sĩ Trần Tiến và Phú Quang gặp nhau tại sân khấu ở Quận ba -TPHCM. trong lúc hàn huyên, ba người nghệ sĩ gốc Hà Nội vô tình cùng nhau nhắc về chốn quê hương miền bắc xa ấy...Mổi người có một cách hoài niệm của riêng mình, khi ấy thi sĩ Phan Vũ đã hào hứng đọc lên một đoạn trong trường thi " Em ơi Hà Nội phố" mà ông đã sáng tác từ năm một chín bảy hai, tại Hà Nội, nghe xong nhạc sĩ Phú Quang mới đề nghị xin được phổ nhạc một số đoạn của bài thơ, và thế là với sự đồng ý của tác giả, chỉ hai ngày sau, tuyệt phẩm Em ơi Hà Nội phố ra đời.







Bản trường ca tráng lệ “Em ơi, Hà Nội phố”, gồm 443 câu thơ, trong đó có 21 câu được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc
Khi còn sống, nhà thơ Phan Vũ vẫn thường nói : “Chính nhạc sĩ Phú Quang đã giúp khai sinh một bài thơ mà công chúng chưa hề biết đến, để rồi giúp Em ơi! Hà Nội phố vang mãi đến bây giờ”.
Riêng cố nhạc sĩ Phú Quang cũng đã dành rất nhiều tình cảm khi nói đến người thi sĩ đàn anh của mình : " Anh Phan Vũ rất quý tôi. Cũng nhờ anh mà tôi có được “Em ơi, Hà Nội phố”. Đó là nhạc phẩm nổi tiếng đầu tiên của tôi và cũng là bài hát để mọi người biết đến tên Phú Quang”.
........................................

Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Ý niệm chợt hiện rồi chợt tan, tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến viễn khách phải vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài , kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tĩch mịch, vẻ trầm mặc của ba mươi sáu phố phường, cả ánh hoàng hôn chập chờn trên sóng nước Hồ Tây. “Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ, chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. " Mùa đông năm ấy, có tiếng dương cầm trong căn nhà đổ ...", ca từ làm ta liên tưởng đến một tác phẩm hội họa nổi tiếng "The Tree of Life" của họa sĩ người Áo Gustav Klimt, vẽ vào năm 1901, bức tranh diển tả một cây cỏ thụ mọc lên từ một khô cằn đất địa , biểu tượng cho khát vọng sống sót và tái sinh sau sự tàn phá....Đồng nghĩa với hình ảnh trong đống hoang tàn đổ nát vẫn vang lên tiếng nhạc du dương trong cái lạnh giá của mùa đông niềm tin và hy vọng .... " ,,,,Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân...", có phải không ? âm thanh du dương của quá khứ mãi vọng về trong hiện tại như những hoài niệm luôn vấn vương trong lòng người viễn xứ....Làm sao nhỉ ? làm sao vẽ được âm thanh du dương lưu đến từ quá khứ ? được chăng chỉ là trường phái hội họa của Art Nouveau mới có thể diển đạt phần nào ý nghĩa của ca từ....Thật tuyệt vời chỉ đôi câu của nhạc phổ , đã khắc họa nên hai hình ảnh đủ để làm khó cho những họa sĩ đương đại của mọi trường phái.....




Nhạc sĩ Phú Quang và Hà Nội Phố 

Chẳng phải ngẫu nhiên Em ơi, Hà Nội phố lại được yêu thích, trở thành ca khúc "biểu tượng" của Hà Nội qua bao nhiêu thế hệ. Nhiều người đi xa thậm chí chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, cũng phải yêu và nhớ,.....Vi bởi địa phương nào mà không có những ngôi đền nóc phủ rêu xanh, với các góc phố vương đầy kỷ niệm, ...Và còn nữa mảnh trăng đó, không cả vầng trăng, mà chỉ là một khoảng không gian nhỏ, lúc bé dù chạy đến nơi nào nhìn lên vẫn thấy trăng chạy theo lưng...Mảnh trăng đó, mảnh trăng thời quá khứ, không của riêng ai, vì đó là màu xanh thời gian chỉ sở hữu bởi tuổi thơ và kỷ niệm.... Theo lời của nhầ thơ Phan Vũ , điệp từ “Ta còn em...” còn có nghĩa “ta mất em...”, mất những gì “thực Hà Nội” , sự mất mát đó không chỉ do chiến tranh mà còn do sự vô tình của người đời, sự lãng quên của thời gian....Ta còn em một Hàng Đào. Không bán đào.... Một Hàng Bạc. Không còn thợ bạc. ...Đường Trường Thi. Không lều chõng . Không ông Nghè bái tổ vinh qui... Tuy thực thể không còn, nhưng trong lòng kẻ xa quê còn mãi nhớ ... " Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông Mảnh trăng mồ côi mùa đông....." “Em ơi, Hà Nội phố” đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, khắc họa tình yêu mãnh liệt và chân thành với Hà Nội i, với những buồn vui và nỗi nhớ. Gợi buồn sâu đậm cho những viễn khách cách quê hương ngàn dặm xa...Những người mãi mang những hình ảnh thân yêu xưa củ kể từ ngày rời xa, ...Vẫn biết quê hương cần đổi mới, xã hội phải tiến lên...Nhưng dầu sao hoài niệm vẵn là ...hoài niệm ................................................... Người viết nên bản tình ca tráng lệ “Em ơi! Hà Nội phố”, nhà thơ Phan Vũ tên thật là Trần Hồng Hải, sinh năm 1926 tại Hải Phòng. ông không chỉ là nhà thơ, ông còn được biết đến với các vai trò khác như tác giả kịch bản, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh, họa sĩ. Những tác phẩm của ông được công chúng mền mộ như:Lửa cháy lên rồi(giải thưởng Văn học năm 1955),Thanh gươm và Bà mẹ, kịch bản phimDòng sông âm vang....Ông qua đời sáng 17/7/2019., thọ 93 tuổi. Riêng nhạc sĩ Phú Quang, như ta đã biết ông sinh năm 1949 tại Phú Thọ- Hà Nội và mất vào lúc 8h 45 phút ngày 8/12/2021 tại Hà Nội .




Xin được gởi đến các anh chị, và các bạn nhạc phẩm " Em ơi Hà Nội phố " của cố nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc của cố thi sĩ Phan Vũ , như một nén nhang lòng nhớ về hai nghệ sĩ tài hoa đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ về một Hà Nội nên thơ và cổ kính ....


Kim Liên B Nguyễn 

Wichita, Kansas, USA
Jan/15/2024









Được viết bởi : Kim Liên B Nguyễn

Kim Liên B Nguyễn rất vui khi các bạn đến xem trang blog của mình, chúc các bạn mọi sự như ý nhé.

Theo dõi Liên @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment

Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...