Những lời nguyền quỷ ám (20) Kim Liên thị Nguyễn Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2024 No Comment

Viên kim cương hy vọng






Theo các báo cáo thì viên kim cương được đánh cắp  từ mắt của một tượng nữ Hindu Sitathần tại Ấn Độ, năm 1666 được một người tên là : Jean - Baptiste Tavemier mang về Paris,vào năm 1666 từ một ṿiên đá chưa cắt, là tiền thân đầu tiên của Viên kim cương Hy vọng. Viên đá lớn này được gọi là viên kim cương Tavernier Blue . Đó là một viên đá hình tam giác được cắt một cách thô sơ nặng 115 carat 

 Một ước tính khác là nó nặng 112,23 carat (22,446 g) trước khi bị cắt. 




viên-ngọc-trên-tượng-nữ-thần


Vào năm 1668Jean Baptist Tavemier đã bán viên đá kim cương cho vua Louis XIV ( vua Louis mười bốn ), Theo trong một bài báo cáo của sử gia Pháp ông Richard Kurin, thì vào khoảng năm 1669, thương gia săn kim cương Jean Baptiste Tavemier đã bán viên kim cương này cùng với khoảng hơn một nghìn viên kim cương khác cho vua Louis XIV, với giá 220,000 Livres, tương đương với 147 kg vàng nguyên chất.

Viên kim cương bị coi như xui xẻo cho ai là sở hữu chủ, có người bị chết, có kẻ bị tai nạn, thậm chí có một số chủ nhân vì nó mà tán gia bại sản..



Jean Baptist Tavemier 



-Theo lời kể, người đầu tiên bị lời nguyền giáng xuống là  Tavernier sau khi bán viên đá thâu được một số tiền khá lớn lúc ấy,Jean-Baptist Tavernier đã không thể hưởng lợi nhuận của mình và trong quá trình cố gắng cứu con trai mình khỏi nhà tù của con nợ, bản thân ông đã đánh mất phần lớn tài sản của mình. Với hy vọng bù đắp cho sự mất mát của mình, Tavernier đã đến Ấn Độrồi sang Nga, Chính tại đây, lời nguyền lại ập đến và sau khi chết vì một cơn sốt hoành hành,  trong hoang mạc ở Constantinople thuộc Nga, và bị sói hoang xé xác....




Nicolas Fouquet



- Nicolas Fouquet, một quan chức Pháp người được vua yêu thích, đã đeo viên kim cương, ngay sau đó ông bị nhà vua kết tội tham ô, bị phán hành quyết, nhưng sau được đổi lại là  chung thân bị nhốt trong pháo đài Pignerol cho đến chết, sự sụp đỗ của Fouquet đã châm ngòi cho sự hiển linh của lời nguyền cho viên ngọc bích.




Vua-Louis XIV



- Riêng vua Louis XIV thì chết trong sự đau đớn và hôi thối do căn bệnh hoại tử , ông chết vào năm 1715, và tất cả những đứa con hợp pháp của ông đều chết trong thời thơ ấu, không trừ một ai. (Anne-Élisabeth, Marie-Anne và Louis-François đều chết trước hai tuổi.)




Vua Louis XV



- Vua Louis XV được cho là không thích đá quý và hiếm khi đeo nó. Tuy nhiên, lời nguyền đã bắt kịp anh ta và anh ta mắc phải một dạng bệnh đậu mùa độc hại, biến mỗi inch trên da của anh ta thành một vảy máu đen. Cái chết của ông được cho là vô cùng đau đớn.  




Công-chúa-xứ-Lamballe 



-  Marie Louise, công chúa xứ Lamballe, là người bạn thân của hoàng hậu Marie Antoinette, cô thường được hoàng hậu cho mượn đeo viên kim cương. Sau khi vua Louis và hoàng hậu Mari Antoinette bị giam cầm, thì Marie Louise, bị một đám đông quá khích giết hại một cách dã man, Có tin rằng cô bị đánh chết bằng búa, chặt đầu và bị mổ bụng, đầu của cô bị gắn trên một cọc nhọn và diễu hành qua cửa sổ nhà tù đang giam giữ vua và hoàng hậu ... 





Vua-Louis XVI




Hoàng-hậu-Antoinet


- Vua Louis XVI( Vua Louis mười sáu) và hoàng hậu Marie Antoinette bị chặt đầu trong cuộc cách mạng Pháp.

Viên kim cương bị nguyền rủa đã biến mất sau khi nhà lưu trữ hoàng gia (Garde-Meuble) bị cướp vào năm 1792.




Hình nữ-hoàng-Maria Louisa có đeo viên ngọc



- Và có khả năng nó đã được bán ở Tây Ban Nha. Bức chân dung của Nữ hoàng Maria Louisa,do Goya vẻ vào năm 1799, cho thấy bà đeo một viên kim cương màu xanh đậm được cắt rất giống viên được rao bán ở London năm 1830.Lời nguyền theo sau đó ứng nghiệm  nhanh chóng và bà mất đi sự yêu thích của người dân Tây Ban Nha,  trở thành một trong những người bị ghét nhất ở đất nước này. Năm 1808, bà và chồng bị buộc phải lưu vong không lâu trước khi Napoléon xâm lược Tây Ban Nha.




Napoléon Bonaparte



-  Napoléon Bonaparte đã lấy viên ngọc từ tay người Tây Ban Nha vào khoảng năm 1809 và kể từ thời điểm ông sở hữu nó, tất cả các chiến dịch quân sự của ông đã trở nên tồi tệ dẫn đến cuộc xâm lược thảm khốc của Nga vào năm 1812 và thất bại cuối cùng của ông vào năm 1813 khi Paris thất thủ. kẻ thù của mình. Napoléon cuối cùng đã chết như một tù nhân trên đảo St. Helena trong những hoàn cảnh bí ẩn sau một căn bệnh khủng khiếp - một số người nói rằng nhiễm độc arsen. 

Sau đó viên đá đã bị đánh cắp từ kho bạc của Napoléon vào khoảng năm 1810 và được bán để kiếm tiền cho một chuỗi người trung gian.




Henry Thomas Hope



- Năm 1839 Henry Thomas Hope là chủ ngân hàng , đã  mua lại viên kim cương, đặt tên cho nó là Hope diamon, Từ thời điểm này, viên đá sẽ được gọi là Viên kim cương Hy vọng. Không có gì đáng ngạc nhiên, trong khi Henry Hope sở hữu viên kim cương, ông đã phải chịu một chuỗi dài bất hạnh, bao gồm cả cái chết của đứa con trai duy nhất của mình.




Lord Francis Hope,



- Năm 1887, cháu trai của ông, Lord Francis Hope, được thừa kế viên kim cương bị nguyền rủa. Ông đã tiêu gần hết tài sản cho lối sống xa hoa và liều lĩnh của mình và phải bán viên kim cương vào năm 1901 cho Adolf Weil ở Hatton Garden để trả nợ cờ bạc. Anh ta cũng bị mất chân trong một tai nạn săn bắn và vợ anh ta đã lừa dối anh ta. Sau đó anh ta chết như một người nghèo khổ 



- Nó được chuyển cho Jaques Colot, một nhà môi giới đã cố gắng tìm mọi cách để bán nó. Sự lo lắng về khoản đầu tư của anh ấy đã lấy đi niềm vui trong cuộc sống của anh ấy và thậm chí sau khi anh ấy bán nó, anh ấy đã trở nên điên cuồng khi biết rằng anh ấy sẽ không nhận được thanh toán đầy đủ cho viên đá quý. Cuối cùng anh ta đã tự sát.





Ivan Kanitowsky - Hoàng-tử-nga


Năm 1902 Jaques Colot bán Viên kim cương Hy vọng cho Ivan Kanitowsky, một hoàng tử Nga. 

Năm 1908, Kanitowsky sau đó đã đưa  nó (cho mượn) cho nữ diễn viên nổi tiếng Mademoiselle Lorens Ladue của Folies Bergère ở Paris. Lần đầu tiên đeo đá lên sân khấu, cô đã bị một người đàn ông mà khán giả cho là người yêu cũ bắn. 




Nữ diễn viên Mademoiselle Lorens Ladue 


 Vài tuần sau, chính hoàng tử cũng bị đâm chết khi đi dọc theo một con phố ở Paris. Cái chết của vị hoàng tử  được một số người tin rằng do  những kẻ kích động cách mạng Nga gây ra 







_ Viên kim cương một lần nữa được mài dủa trở lại với nhà kim hoàn người Hà Lan, tên là Wihelm Fals, nhưng ông này đã bị chết dưới tay con trai của mình tên là Hendrik Fals để lấy cắp viên ngọc.

- Hendrik Fals đã tự sát sau khi bán lại viên kim cương cho một  một người thợ kim hoàn người Hy Lạp tên là Simon Maoncharides




Sultan Abdul Hamid vua Thổ nhỉ Kỳ 



- Năm 1908 vua Sultan Abdul Hamid của Thổ nhỉ Kỳ đã mua viên đá và sau đó bị lật đổ mất ngai vàng.Abdul Hamid là một quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ, người sở hữu viên kim cương vào đầu những năm 1900. Toàn bộ triều đại của ông bị cản trở bởi bất hạnh, các cuộc nổi loạn và các cuộc chiến tranh không thành công. Ở nước ngoài, anh ta được biết đến với cái tên "Abdul the Damned."

- Hoàng hậu Subaya của ông rất yêu thích viên kim cương đã bị giết chết.




hình dáng viên ngọc được chế tác lại 

                                   




- Thợ kim hoàn người Hy Lạp tên là Simon Montharides, đã chế tác viên đá kim cương, cả gia đình hai vợ chồng và con trai đều bị chết trong tai nạn ô tô, khi tông vào vách núi .


- Người thừa kế người Mỹ Evalyn Walsh McLean  Cô ấy giàu có vô cùng, nhờ cha cô, người đã khai thác vàng đúng nghĩa với một trong những mỏ vàng lớn nhất ở Mỹ. 

Năm 1908, ở tuổi hai mươi hai, Evalyn kết hôn với Ned McLean, mười chín tuổi của gia đình Washington Post nổi tiếng . 




Hai vợ chồng McLean 


Theo báo cáo rộng rãi, cặp vợ chồng trẻ này có số tài sản kếch sù của gia tộc.  Cô mua viên kim cương hy vọng với giá 180,000 dollars ( khoảng 10 triệu ngày nay), McLean tin rằng những món đồ xui xẻo mang lại may mắn cho cô.McLean thường xuyên đeo viên kim cương. Một số báo cáo nói rằng cô ấy đã tạo ra một chiếc cổ áo để Great Dane của cô ấy cũng có thể đeo nó. 




 Evalyn Walsh McLean đeo viên kim cương Hy Vọng 



Sau đó, rắc rối bắt đầu.

 Đầu tiên, mẹ chồng cô mất, tiếp đó là đứa con trai chín tuổi của cô bị chết vì tai nạn. 

Chẳng bao lâu sau, chồng cô bỏ cô theo một người phụ nữ khác trước khi kết thúc cuộc đời của anh ta trong bệnh viện tâm thần. 

Ở tuổi 25, con gái của McLean chết vì sử dụng ma túy quá liều, và tài chính tàn lụi theo sau. Bị buộc phải bán tờ báo The Washington Post , Evelyn McLean chết trong tình trạng bần cùng. Đây là một trường hợp trả thù của thần tượng Hindu hay lời tiên tri tự ứng nghiệm? 





Viên kim cương Hope được trao tặng cho Viện Smithsonian



- Nơi nghỉ ngơi cuối cùng của viên ngọc Hy Vọng...

Harry Winston, Inc., ở New York, đã mua Hope Diamond cùng với toàn bộ bộ sưu tập đồ trang sức bất động sản của McLean vào năm 1949. Trong mười năm, viên đá này đã đi khắp thế giới với các loại đá quý khác được gọi là triển lãm The Court of Jewels. Quỹ từ chương trình đã được dùng để làm từ thiện.Vì vẻ đẹp hiếm có và vô song của viên ngọc, Winston quyết định tặng nó cho Viện Smithsonian. Anh ta đã gửi qua bưu điện viên đá quý hạng nhất với giá 145 đô la tiền bảo hiểm và 2,44 đô la tiền tem. Số dư cho phí bảo hiểm là 1 triệu đô la. 

- James Todd, người đưa thư đã chuyển gói hàng, sau này sẽ là người xui xẻo cuối cùng của viên ngọc. Sau khi giao hàng xong, cuộc đời với hàng loạt họa vô đơn chí đến với anh, đầu tiên là người vợ yêu quý của anh qua đời trong bệnh viện, riêng mình thì bị xe tải tông làm gảy chân, sau đó không lâu lại bị thêm một xe khác tông bị thương nơi đầu, cái xui cũng lây qua con chó của anh, nó bị ai đó siết cổ chết , và ngôi nhà của anh ta bị cháy thành tro bụi....Có lẽ anh ta là người cuối cùng của lời nguyền chăng ????



Kim Liên B Nguyễn 

Wichita, Kansas, USA
April/09/ 2024


Tham khảo : 


https://www.thegreatcoursesdaily.com/curse-hope-diamond/
https://www.livescience.com/45239-hope-diamond-curse
https://www.ripleys.com/weird-news/the-cursed-hope-diamond/
https://doyouremember.com/62365/hope-diamond-13-victims-hope-diamond-curse
https://www.aquiziam.com/curse-hope-diamond/

Được viết bởi : Kim Liên B Nguyễn

Kim Liên B Nguyễn rất vui khi các bạn đến xem trang blog của mình, chúc các bạn mọi sự như ý nhé.

Theo dõi Liên @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment

Chào bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Liên rất vui nếu bạn viết có dấu ...